Nghệ An: Dân nghèo gánh giá điện cắt cổ

Dù sống gần công trình thủy điện lớn nhất khu vực, gần 70 hộ dân tại bản Vẽ và bản Cỏ Phạo, xã Yên Na, huyện Tương Dương (Nghệ An) phải gánh giá điện cắt cổ...

Chị Lương Thị La, trú tại bản Vẽ có một cửa bán hàng tạp hóa nhỏ. Đồ dùng điện trong nhà chỉ có một cái tủ lạnh, hai cái quạt, vài ba bóng điện thắp sáng nhưng gần 3 năm nay, trung bình mỗi tháng chị phải đóng từ 500.000 – 600.000 đồng tiền điện, tháng nhiều có thể lên đến cả triệu đồng.

Chi La chia sẻ: “Từ tháng 8/2014 trở về trước, điện lực huyện Tương Dương đến tận nhà thu tiền điện, có hóa đơn đỏ hẳn hoi. Nhưng từ tháng 9/2014, điện lực không thu nữa mà ông Trịnh Văn Quỳnh đến thu. Cũng từ đó, hàng tháng giá điện tăng vọt lên, hiện nay điện được tính với một giá duy nhất là 2.400 đồng/kw. Theo đó, số tiền điện của gia đình tôi cũng tăng vọt lên mỗi tháng mấy trăm nghìn đồng dù mức tiêu thụ vẫn như cũ. Thắc mắc thì chúng tôi được ông Quỳnh giải thích là thu theo mức giá điện kinh doanh”.

Trong tháng 12/2015, hộ gia đình ông Vi Văn Tào, trú ở bản Cỏ Phạo tiêu thụ 374 kw điện năng, nhân với 2.400 đồng, gia đình ông phải đóng cho anh Quỳnh là 897.600 đồng. Điều đặc biệt là tờ phiếu ghi chỉ số điện năng này không theo một mẫu nào của ngành điện mà do ông Trịnh Văn Quỳnh tự thiết kế. Mặc khác, trong “hóa đơn” thu tiền điện do ông Quỳnh tự lập ra giao cho một số hộ dân cũng có tính thêm 10% thuế giá trị gia tăng như những hóa đơn khác do Bộ tài chính phát hành.

Nhiều hộ gia đình đang phải gánh giá điện cắt cổ. Nhiều hộ gia đình đang phải gánh giá điện cắt cổ.

Không chỉ có gia đình chị La, ông Tào mà hơn 70 hộ khác tại bản Vẽ và bản Cỏ Phạo cũng được ông Trịnh Văn Quỳnh tính giá điện với đơn giá chung là 2.400 đồng/1kw. Trong khi đó, các hộ dân ở bản Vẽ và bản Cò Phảo chủ yếu là bà con dân tộc thiếu số (Thái, Khơ Mú). Thu nhập chủ yếu của họ dựa vào làm nương, rẫy nên đời sống hết sức khó khăn.

Qua tìm hiểu được biết, hơn 70 hộ dân trên trước đây sống tại lồng hồ thủy điện bản Vẽ, sau khi nhà nước thu hồi đất để giải phóng mặt bằng làm thủy điện họ đã được tái định cư đi nơi khác. “Nhưng khu vực tái định cư còn quá nhiều bất cấp, nền nhà thường xuyên bị sạt lở, giao thông đi lại khó khăn nên phải chuyển ra gần mặt đường như bây giờ”, bà Lô Thị Vân cho biết.

Trao đổi với PV Báo Người đưa tin, ông Trịnh Văn Quỳnh (người thu tiền điện của 70 hộ dân) cho biết, ông được UBND xã Yên Na cử ra thu tiền điện của các hộ dân tại bản Vẽ và bản Cỏ Phạo để nộp lại cho điện lưc huyện. “Hóa đơn tiền điện” là do ông tự lập ra. Nguyên nhân tính tiền điện với đơn giá 2.400/kw được ông Quỳnh giải thích là do điện bị hao hụt, thất thoát nhiều nên phải cân đổi thu thêm.

Hóa đơn thu tiền điện do ông Trịnh Văn Quỳnh tự lập ra được giao cho người dân. “Hóa đơn” thu tiền điện do ông Trịnh Văn Quỳnh tự lập ra được giao cho người dân.

Theo quyết định số 2256/QĐ-BCT quy định về giá bán lẻ điện sinh hoạt khu vực nông thôn như sau: Bậc 1 (từ 0-50 kw) giá bán 1.484 đồng, Bậc 2 (từ 51-100 kw) giá bán 1.533 đồng, Bậc 3 (từ 101-200 kw) giá bán 1786 đồng, Bậc 4 (từ 201-300 kw) giá bán 2.242 đồng, Bậc 5 (từ 301-400 kw) giá bán 2.343 đồng, Bậc 6 (từ 401 kw trở lên) giá bán 2.587 đồng).

Như vậy, với cách tính đơn giá chung 2.400 đồng/kw điện của ông Trịnh Văn Quỳnh đối với các hộ dân nói trên không nằm vào một khung hay bậc nào theo quy định của Nhà nước.

Để rộng đường dư luận, PV Báo người đưa tin đã trao đổi với ông Trần Đình Tú, Giám đốc điện lực huyện Tương Dương, ông Tú cho biết: Toàn bộ tài sản cấp điện tại khu vực trên là của đơn vị thi công thủy điện bản Vẽ. sau khi công nhân rút đi các hộ dân tự ra ở và có nhưu cầu dùng điện nên điện lực chỉ bán điện tại công tơ tổng, còn các hộ dân phải tự cứ người ra thu tiền và quản lý. Hiện nay, điện lực huyện cũng chưa nhận bàn giao khu vực đó nên chưa đưa vào quản lý.

Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tương Dương cho biết: Các hộ dân ở tại tại khu vực đó là bất hợp pháp, khu đất này vẫn đang thuộc quyền quản lý của Công ty thủy điện 2 nên chúng tôi không thể xử lý được. Hiện nay, huyện đã làm văn bản đề nghị công ty thủy điện 2 hoàn trả lại đất cho chúng tôi. Khi nào tỉnh có quyết định thu hồi đất và bàn giao cho huyện thì chúng tôi sẽ thực hiện quy hoạch lại khu đó thành thị tứ của vùng.

Thu tiền điện với một mức giá chung là 2400 đồng/kw, gần 70 hộ dân vẫn phải è cổ trả một mức giá điện quá cao trong khi mức sống còn thấp. Nghịch lý này đang diễn ra ngay tại công trình thủy điện lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung!

Share on Google Plus

About Nặc danh

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét